Câu Hỏi:
Thưa bác sỹ! Xin tư vấn thêm giúp em tại sao cần ghép xương răng khi trồng răng, xương ghép lấy từ đâu ạ? Em bị mất răng cũng được hơn 2 tháng, qua tìm hiểu em thấy có đề cập tới vấn đề ghép xương răng trước khi trồng răng. Em hơi lo lắng về vấn đề này, không biết nếu phải ghép xương thì xương lấy từ đâu ạ? Mong bác sỹ tư vấn thêm giúp em! Cảm ơn bác sỹ! (Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Hà Nội)
Trả Lời:
Thân chào bạn!
Rất cảm ơn bạn Thanh Nhàn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Tại sao cần ghép xương răng khi trồng răng, xương ghép lấy từ đâu” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
Do bạn đã bị mất răng 2 tháng, nhưng chưa có biện pháp nào khắc phục tình trạng mất răng, do đó, khả năng rất lớn xương hàm của bạn đã bắt đầu bị tiêu hõm. Vì xương hàm muốn duy trì được cần nhờ vào tác động của lực nhai, mà lực nhai chỉ có khi răng đầy đủ. Trường hợp của bạn răng đã bị mất, khoảng trống mất răng không thể tạo ra lực nhai nên xương hàm sẽ dần dần biến mất.
Vậy tại sao cần ghép xương răng khi trồng răng?
Nếu bạn đang có dự định trồng răng thì cần tiến hành ghép xương càng sớm càng tốt vì những lí do sau:
- Bù lại phần xương hàm đã bị tiêu hõm. Trong trường hợp của bạn đã bị mất răng 2 tháng, xương hàm bắt đầu bị tiêu hõm dần nên cần ghép thêm xương răng để bù lại phần đã bị tiêu hõm, giúp khuôn mặt trở nên cân đối.
- Ghép xương hàm để tăng thể tích xương hàm, giúp xương hàm có đủ kích thước về chiều cao, chiều rộng, tạo điều kiện để trụ implant được cấy thuận lợi vào xương hàm, tích hợp nhanh và lành thương ổn định. Ngoài ra, ghép xương hàm răng là điều kiện cần để ca cấy ghép implant thành công, hạn chế tình trạng đào thải implant không mong muốn.
- Giúp khuôn mặt cân đối hơn, không làm thay đổi cấu trúc hàm mặt, ngăn chặn sự biến dạng của xương hàm răng hay tổng thể khuôn mặt. Hơn nữa, các răng kế cận không có cơ hội để “lấn chiếm” sang vị trí răng bị mất, không bị xô lệch ảnh hưởng tới khớp cắn.
Những lợi ích trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về lí do tại sao cần ghép xương răng khi trồng răng. Để được thăm khám cụ thể tình trạng của mình, hãy liên hệ với các bác sỹ tại địa chỉ nha khoa uy tín để biết xương hàm của mình đã ở tình trạng ra sao nhé!
Vậy ghép xương răng thì lấy xương từ đâu?
Bác sỹ có thể lấy xương tự thân (dùng xương thật của bạn, có thể là xương hàm mặt, gò má,…) hoặc bột xương nhân tạo. Tùy vào đặc điểm và tình trạng của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ tiến hành cắt xương ở vị trí phù hợp, không làm thay đổi cấu trúc hàm mặt. Trong 2 loại xương này, xương tự thân được khuyến cáo sử dụng vì sẽ cho sự tích hợp và liền thương nhanh hơn với bột xương nhân tạo.
Trường hợp của Nhàn cần lưu ý rằng, xương hàm đã bắt đầu quá trình tiêu hõm, tốc độ và mức độ tiêu xương như thế nào cần được bác sỹ kiểm tra kỹ lưỡng. Và để đem lại hiệu quả trồng răng tối ưu nhất, bạn cần phải ghép xương răng trước khi thực hiện. Một số trường hợp nặng hơn còn phải nâng xoang mới thực hiện đặt trụ implant được.
Nguồn: http://trongrangthammy.net/tai-sao-can-ghep-xuong-rang-khi-trong-rang-xuong-ghep-lay-tu-dau.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét